300x250 AD TOP

Trần Hải Anh (PD.Châu Nhật Vi)

Powered by Blogger.

About Me

My photo
Cuộc đời của Con là công trình của Ba, Mẹ.

VIỆT NAM & ĐẠO PHẬT

TẠI SAO??? - Ở VIỆT NAM,  CÁI GÌ HAY HO  CŨNG THUỘC VỀ/LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT Đó là vì những điều lịch sử cơ bản như sau: (*) 1.      Thời...

Search This Blog

Search This Blog

Translate

Translate

Pages

Wednesday, May 8, 2019

Tâm từ


“Yêu là chết ở trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết.”

Bên cạnh Tình yêuĐau khổ vì song hành với cho đi là mong muốn được nhận lại. Tình yêu nam nữ và các tình cảm khác có cường độ nhẹ hơn nhưng bền bỉ hơn như tình mẹ con, cha con, tình bạn, tình đồng chí - đồng nghiệp, tình thầy trò, v.v… - Đều mang bản chất chung là một sự trao đổi – “Có qua – Có lại”. Loại tình cảm nào có tính “chiếm hữu” càng mạnh thì càng đòi hỏi nhiều và càng gây ra nhiều đau khổ. Tình cảm thông thường nơi con người là như vậy. Cho rất ít nhưng lại tưởng rất nhiều - Tưởng rất nhiều nên luôn đòi hỏi rất lớn – Và vì đòi hỏi quá lớn nên không ai có thể thỏa mãn cho mình được. Vậy nên, chừng nào con người còn ích kỷ - còn lo lắng cho bản thân mình nhiều hơn tất cả mọi điều ở xung quanh thì “Phía sau yêu thương là thù hận”  vẫn là một chân lý không thể nào thay đổi. Yêu càng nhiều - Dành tình cảm càng nhiều thì càng khổ – Càng dễ rơi vào tâm trạng tuyệt vọng khi đối phương không hồi đáp lại theo ý muốn của mình – Tới một ngưỡng nào đó không thể chịu đựng được nữa thì muốn trả thù! Nên yêu thương càng nhiều thì thù hận càng sâu.

(*)

Trong cấu trúc tâm lý của con người, tình cảm có sức mạnh lớn hơn rất nhiều so với lý trí - Rất nhiều người đã tự tử vì tình yêu bị phản bội - “xù nợ” hoặc bị từ chối – “không được đón nhận”. Nhiều người làm cha mẹ thương con một cách thái quá và ích kỷ - Trong suy nghĩ và hành động luôn áp đặt sự chiếm hữu của mình lên những đứa trẻ - Buộc chúng phải tuân phục mọi quyết định và ý muốn của mình mà không quan tâm tới những áp lực tâm lý đứa trẻ phải chịu đựng – Tới khi không kiểm soát được nó nữa thì lăn lộn đau khổ, than trời trách đất, mắc chửi oán hận những đứa con “bất hiếu” – Những kẻ “vô ơn” – Đã nhận ân nghĩa quá lớn mà không chịu đáp lại! 

Những người có uy thế, vai vế - Dùng khả năng của mình để giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn nhưng bản chất chỉ là để thấy mình hơn người thì luôn đòi hỏi sự đền ơn từ người nhận sự giúp đỡ - Luôn khoe khoang về những gì mình đã làm bất cứ khi nào có thể - Nhiều tới mức gây cho người khác cảm giác chán ngán tới tận cùng - Thậm chí chuyển hóa từ ân nghĩa sang lòng oán hận khi cái tôi của người “nhận ơn” luôn bị người “ban ơn” mang ra chà đạp và hạ thấp.
Do không hiểu về luật Nhân Quả, nhiều người hễ cứ thi ân cho ai là nảy sinh ngay tư tưởng bắt người đó phải lập tức có động thái trả ơn cho mình – Nếu không được thỏa mãn thì đâm ra bực bội, thù hằn, ghét bỏ - Nên càng làm việc tốt, càng giúp đỡ nhiều người thì tính tình càng trở nên nhỏ nhen, ích kỷ, độc đoán – Càng làm cho người khác chán ghét và oán hận, không muốn thiết lập mối tương quan lâu dài. 

Chúng ta giúp đỡ được người khác một việc nhỏ – làm họ an vui được một chút nhưng lại đòi hỏi họ phải trả ơn cho ta suốt cả cuộc đời và không ngừng tra tấn họ bằng những “bài ca” kể công dài miên man, bất tận hết lần này tới lần khác – khiến cho họ phải chịu đựng cảm giác đau khổ và bất an - khó chịu và bực bội gấp ngàn vạn lần chút an tâm bé nhỏ ta đem tới cho họ trước đây - Rồi cứ như vậy trong suốt cả cuộc đời, cứ hễ làm được một cái công nhỏ thì lại gây ra biết bao cái tội to - Chúng ta dần “bạc” phước, mất “nhân đức” nên dẫu tự thấy rằng mình đã giúp đỡ rất nhiều người nhưng cuộc sống vẫn chẳng hạnh phúc và suôn sẻ bao nhiêu – Đó là do luật Nhân Quả đã công bằng bắt chúng ta phải đau khổ để trả giá cho những khổ đau ta đã ngu dại gây ra cho mọi người. Không ai có thể được hạnh phúc trọn vẹn nếu Thi ơn mà luôn mong được trả ơn – Thương yêu mà luôn ra điều kiện – Cho đi mà luôn cầu được đền đáp.
Luật Nhân Quả rất công bằng, làm điều tốt cho người khác thì mình sẽ được nhận lại những điều tốt đẹp – Nhưng luật Nhân Quả không phải những cuộc đổi chác thô sơ! – Trong cuộc đời, chúng ta thọ nhận sự giúp đỡ của một số người này và sẽ trả ơn bằng cách giúp đỡ lại cho nhiều người khác - Cứ như vậy cho tới khi vòng nhân quả đưa một ai đó có đủ khả năng tới để giúp đỡ cho ân nhân ban đầu của ta vượt qua một thử thách lớn lao nào đó trong cuộc đời – Chứ thường không bao giờ ta có cơ hội được tự mình trả ơn cho chính người đã trợ giúp mình. Nhưng con người thường ngu si và tham lam, không đủ kiên nhẫn để chờ đợi và cũng không đủ rộng lượng để cho đi không luyến tiếc nên luôn muốn nhận lại phần thưởng ngay sau khi làm được bất cứ một việc tốt nào – Dù rằng rất bé! - Nên làm việc tốt mà chẳng mấy khi được nhận quả báo lành. 

(*)

Nhờ có lòng yêu thương mà ta mới nảy sinh mong muốn được giúp đỡ mọi người – Mà để có thể giúp đỡ mọi người thì ta phải gắng sức rèn luyện cho bản thân những năng lực lớn – Và khi trở thành một người có năng lực lớn – Giúp đỡ được nhiều người thì cuộc sống của ta sẽ trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn do có nhiều sự lựa chọn hơn. Vì vậy, lòng yêu thương – lo nghĩ cho người khác chính là ngọn nguồn cho sự phát triển và thành công của mỗi cá nhân.
Không biết yêu thương, không có tình yêu thương thì tâm hồn ta sẽ trở thành một mảnh đất khô cằn không sự sống - Trong ta không có niềm vui và mọi người xung quanh cũng chẳng muốn lại gần. Nhưng yêu thương sai cách sẽ chỉ dẫn tới càng nhiều đau khổ, đổ nát và bất hạnh - Lẩn khuất trong bản năng sâu kín của con người là cái tôi ích kỷ nặng nề! Chúng ta rất dễ “trộn lẫn” quá nhiều sự vị kỷ vào trong quá trình vị tha. 

Một khi chưa được lọc bỏ “cái tôi” ích kỷ thái quá đó thì khái niệm về lòng yêu thương sẽ trở thành vỏ bọc trá hình cho những bản năng tăm tối, bệnh hoạn của con người tha hồ sinh sôi nảy nở - Tàn phá tâm hồn và nhân cách của những người sống với vẻ “vị tha” bề ngoài nhưng chất chứa đầy ắp ở bên trong một nội tâm “vị kỷ”. Do đó, Đức Phật đã dạy ta phải nuôi dưỡng Lòng từ - Loại tình cảm yêu thương vô điều kiện, bình đẳng, thâm trầm và bất động – Để thay thế cho loại tình thương tầm thường đầy tham sân, loạn động – phiền não và ích kỷ của bản năng - Để ta có thể liên lục tiến lên trên con đường làm lợi ích cho mọi người – Trên con đường phát triển năng lực và tầm vóc của bản thân mà không bị tham sân quật ngã giữa chừng.

 (*)

Yêu thương không điều kiện - không cần hồi báo là để ta có thể không bận lòng về những điều lặt vặt, bé nhỏ như những khinh chê, bài bác, coi thường, chống phá hay sự thừa nhận, tung hô, báo đáp từ người khác, v.v… - Mà dồn hết tâm trí, sức lực vào tập trung cho công việc - Làm nên những lợi ích lớn lao cho mọi người. Những người chiến sĩ cách mạng hoạt động bí mật suốt hàng chục năm trời, thậm chí suốt cả cuộc đời – không một người biết tới – không ai đến cảm ơn – thậm chí nhiều khi còn phải chịu đựng sự hiểu lầm, gia đình tan vỡ, thậm chí mất đi cả tính mạng trong âm thầm (như các anh hùng tình báo, các chiến sĩ đặc nhiệm, v.v…); Những con người đến từ nhiều quốc gia trên thế giới thầm lặng sống nơi rừng sâu để bảo vệ các loài thú đang trên bờ tuyệt chủng – vì sự đa dạng của môi trường Trái Đất – vì sự phát triển bền vững của loài người trong khi hầu như tất cả mọi người đều hết sức thờ ơ! - Rất nhiều những cựu binh già như bác Đinh Văn Thanh (X.Bình Thành, H.Phụng Hiệp, T.Hậu Giang) - Dành hết khoản trợ cấp của mình để mở lớp học miễn phí cho trẻ em nghèo – mua những món quà nhỏ khuyến khích tinh thần học tập của các em – tổ chức những chuyến đi chơi xa thăm bảo tàng, thăm di tích lịch sử để giáo dục cho các em lòng yêu nước, v.v…chính là những người có lòng từ đúng với lời Phật dạy – Yêu thương hết lòng và không mong hồi báo -  Những điều họ đóng góp cho xã hội lớn lao hơn cuộc sống nhỏ nhặt, vụn vặt, tầm thường và ích kỷ của chúng ta rất nhiều – Vì vậy mà cuộc sống của họ trở nên cao đẹp, thánh thiện và đáng trân trọng hơn cuộc sống của chúng ta rất nhiều.
Yêu thương bình đẳng, đồng đều, không phân biệt là để tránh tập trung - dính mắc quá nhiều vào một đối tượng - Làm nảy sinh những sự ràng buộc về lâu dài trong tâm lý – Khiến sự “chiếm hữu” bản năng có môi trường thuận lợi để phát khởi. Như trong đầu tư là phải phân tán rủi ro một cách khôn ngoan chứ không được phép bỏ hết trứng vào một giỏ - Đẩy xác suất rủi ro lên quá cao để rồi chỉ cần một sai lầm nhỏ là có thể đổ vỡ tất cả. Nhưng vì cái tôi của con người quá lớn nên chúng ta luôn bị “hút” về phía những đối tượng được gắn nhãn “của tôi” – Như cha tôi, mẹ tôi, vợ tôi, con tôi, anh chị em tôi, v.v…thậm chí đã có rất nhiều người chấp nhận phá vỡ nền an ninh Quốc gia – hủy diệt sự sống của hàng chục triệu đồng bào mình chỉ vì mấy mạng sống trong gia đình bị thế lực xấu đe dọa lấy đi - Nên muốn đạt được sự bình đẳng như lời Phật dạy là điều rất gian nan. Tuy nhiên, cố gắng bình đẳng được nhiều tới đâu thì chúng ta sẽ nhận được sự bình an vững chắc nhiều hơn tới đó – Như khi đang yêu thì đừng chỉ biết tới mỗi người mình yêu, vẫn cần phải biết quan tâm tới ba mẹ và anh chị em của mình. Khi kết hôn rồi thì hai vợ chồng đừng chỉ biết lo cho gia đình nhỏ của mình – Phải biết quan tâm tới cả gia đình hai bên. Khi dạy con – định hướng cho con thì đừng chỉ mải mê dạy nó cách nỗ lực hết sức để thỏa mãn sung sướng cho riêng mình mai sau – Hãy dạy con mình biết hướng tới việc suy nghĩ những điều lợi ích cho tất cả mọi người.

(*)

“Chóng nở thì chóng tàn” – “Dễ đến thì dễ đi”. Muốn đi xa thì phải đi chậm – Chạy bền rất khác chạy Marathon – Lòng từ mà Đức Phật dạy là loại tình cảm yêu thương lắng đọng, thâm trầm, an tịnh và bền bỉ để chúng ta có đủ sức lực mà Thương thật nhiều – Thương thật lâu – Thương thật tâm và Thật trong sáng - Suốt cuộc đời mình.

Lòng từ là phép tu Tâm căn bản trong Đạo Phật. Mọi sự khởi đầu và kết thúc trong Đạo Phật đều phải hướng về Lòng từ bi – Yêu thương, cảm thông với mọi người, mọi loài. Ngay cả trong những lời cầu nguyện trước Đức Phật cũng không được ích kỷ cho riêng mình mà phải hướng tới lợi ích cho tất cả muôn loài thì mới “đạt chuẩn”. Hàng ngày, mỗi người con Phật phải bắt chân lên ngồi thiền, an tịnh trong hơi thở - Tĩnh lặng quán sát thân tâm và trải lòng thực tập tâm từ hướng tới muôn loài  - muôn vật. Và lẽ công bằng là nếu đứa con nào của Phật mà thực tập lòng từ bi “bất thành” – trong cuộc sống vẫn bận rộn vì ích kỷ cho riêng mình thì luật Nhân Quả vẫn khách quan mà “xử lý” chúng ta một cách công bằng - Chừng nào chịu phạt xong, biết ăn năn hối lỗi rồi thì Phật sẽ rước về an ủi, dỗ dành, dạy cho tu tập tiếp.


0 comments:

Post a Comment