300x250 AD TOP

Trần Hải Anh (PD.Châu Nhật Vi)

Powered by Blogger.

About Me

My photo
Cuộc đời của Con là công trình của Ba, Mẹ.

VIỆT NAM & ĐẠO PHẬT

TẠI SAO??? - Ở VIỆT NAM,  CÁI GÌ HAY HO  CŨNG THUỘC VỀ/LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT Đó là vì những điều lịch sử cơ bản như sau: (*) 1.      Thời...

Search This Blog

Search This Blog

Translate

Translate

Pages

Wednesday, May 8, 2019

Khiêm hạ


Trong cuộc đời này, mỗi chúng ta được sinh ra – bắt đầu cuộc sống trong những hoàn cảnh rất khác nhau. Một số ít lớn lên trong cảnh sung sướng, đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần, phần đông còn lại lớp thì thiếu thốn về vật chất, lớp thì đau khổ về tinh thần, lớp thì thiếu hụt cả hai, lớp thì thuận lợi ở độ tuổi này nhưng bất hạnh ở độ tuổi khác - thuận lợi trong lĩnh vực này nhưng bất lợi trong nhiều lĩnh vực khác, v.v…

Nhìn chung, trong hoàn cảnh thuận lợi thì chúng ta có xu hướng sinh tâm kiêu mạn – tự tôn – tự cho mình là cao nhất - là ở trên tất cả mọi người, để rồi sinh ra đủ thứ thói tật xấu trong tâm hồn và tư tưởng – Ngược lại, trong hoàn cảnh bất lợi, chúng ta rất dễ rơi vào trạng thái tự ti – mặc cảm – dễ bị tổn thương, hay lo âu, sợ hãi và nhút nhát khi phải đối diện với mọi người. Chỉ trong bối cảnh “thích hợp” và nhận được một nền giáo dục đúng đắn thì chúng ta mới có cơ hội thuận lợi để trở thành một cá nhân "Khiêm hạ" - Tuy có nhiều điểm ưu thế hơn người nhưng luôn tự thấy mình nhỏ bé hơn tất cả - Luôn có thể dễ dàng cúi đầu, vâng lời – nhu thuận với tất cả mọi người (trong những vấn đề không vi phạm đạo đức) - Dù người đối diện tài năng kém hơn mình, địa vị thấp hơn mình, trình độ - bằng cấp – tuổi tác thua xa mình, v.v…



Theo Nhân Quả, khiêm hạ là hạt giống tốt để phát triển đạo đức lớn – thành công lớn. Tự tôn, kiêu mạn – tham vọng quyền lực – luôn muốn tất cả mọi người phải vâng lời mình, theo ý mình là mầm bệnh để phát khởi những ô nhiễm bản năng như nóng nảy, tôn thờ vật chất, ưa lối sống xa hoa - cầu kỳ - kiểu cọ, nhu cầu luyến ái và quan hệ tình dục bừa bãi tăng trưởng mạnh mẽ tới mức không thể kiểm soát – thậm chí phá vỡ ranh giới tự nhiên do rối loạn nặng nề về tâm sinh lý và giới tính. Đây chính là điểm chết của tất cả các triều đại phong kiến trong lịch sử - Triều đại nào cũng được tạo dựng do sự khổ công của những nhân vật tài năng - đức độ xuất chúng và bị thiêu rụi thành tro tàn bởi lớp cháu con sinh ra trong nhung lụa, biếng nhác, bất tài, mất nhân cách, ưa hưởng thụ. Vua chúa là vậy mà dân thường cũng vậy nên ông bà ta mới có câu “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời” – Cứ hễ vài đời giàu lên là con cháu lại kiêu mạn - sinh tật để rồi phải nghèo đói trở lại - Cứ hễ nghèo vài đời mà con cháu có đạo đức, có ý chí, có con đường rèn luyện đi lên thì lại gây dựng nên sự nghiệp và rồi lại kiêu mạn - Sụp đổ - Khiêm hạ - Thành công, rồi lại thất bại do kiêu mạn - đổ vỡ đạo đức – nhân cách v.v… mãi luẩn quẩn trôi lăn từ đời này qua đời khác mà chẳng mấy ai thoát khỏi.

Tất cả những vĩ nhân thành công lớn và giữ vững được tên tuổi, sự nghiệp lâu dài trong lịch sử đều là những con người lễ độ và chân thành tột cùng - Đều là những con người khiêm hạ đến tột cùng! - Từng lời nói, từng cử chỉ dù rất nhỏ cũng toát lên sự trân trọng mọi người không phân biệt địa vị xã hội. Không bao giờ tự đề cao bản thân mà luôn nhìn ra điểm hay, điểm tốt của người khác để ca ngợi. Hiền lành, dễ chịu, luôn sẵn lòng hỗ trợ, giúp đỡ mọi người trong lúc khó khăn. Từ ái – Yêu thương – Đồng cảm với nỗi đau của người khác nhưng luôn vững vàng – bất động – không lay chuyển khi khó khăn xảy tới với chính mình. Luật Nhân Quả đã quy định: Đạo đức là “Nhân”, Tài năng - Sự nghiệp là “Quả” - Do trong đời sống luôn thể hiện một tinh thần đạo đức cao đẹp - khiến tất cả những ai ở gần đều cảm thấy tin tưởng, bình an – Cùng hàng loạt những việc làm thiết thực, đem lại lợi ích cho mọi người - Những cá nhân có phẩm chất khiêm hạ cứ từng bước phát triển đi lên – học hỏi được rất nhiều kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống – trở thành một người xuất chúng trong sự thương mến, cảm phục, giúp đỡ nhiệt tình của tất cả mọi người. Do vậy mà họ có được cơ sở vững chắc để xây dựng nên những thành công lớn – Những sự nghiệp lớn. Và những sự nghiệp này sau khi được tạo dựng lại đem đến vô vàn lợi ích cho tất cả mọi người.
Những chứng nhân minh họa xuất sắc cho quy luật Nhân Quả này như Bác Hồ, bác Ẩn (Phạm Xuân Ẩn), bác Giáp, giáo sư Trần Đại Nghĩa, giáo sư Tôn Thất Tùng, Đức Thánh Trần Hưng Đạo, danh nhân Nguyễn Trãi, nhà nho Chu Văn An, danh tướng Lý Thường Kiệt, Lê Phụng Hiểu, Trần Bình Trọng, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Nguyên Đán, Trương Hán Siêu v.v… mãi là những tấm gương vỹ đại để mỗi chúng ta tha hồ chiêm nghiệm, học hỏi không biết chán và cũng không bao giờ theo kịp để mà phải lo lắng mình sẽ sinh tâm kiêu mạn – Vì so với các “Cụ” mình chỉ là đất bụi đầy rẫy trên đường làng – Nhiều khi còn phải quét đi, xối nước cho thật sạch để khỏi làm ô nhiễm bầu không khí..

(*)

Kiêu mạn hay Tự ti đều là biểu hiện của một bản ngã chưa được thuần hóa – Chúng ta kiêu mạn hay tự ti thì cũng đều là để bảo vệ cho “cái tôi” của mình – Muốn nó được nâng niu, chiều chuộng mà không bao giờ bị xúc phạm, động chạm hay tổn thương. Và mức độ khiêm hạ là thước đo sức công phu kiểm soát bản ngã của mỗi người con Phật (Phật Tử) – Khi bản ngã xúi cho kiêu mạn thì phải quì gối được xuống tận cùng mà nâng niu, chăm sóc dù chỉ là một chú chó lác ghẻ. Khi bản ngã thúc đẩy phải lẩn trốn - tự ti - mặc cảm thì càng phải mạnh mẽ đứng lên từ sai lầm - thất bại hoặc đầy dũng lực mà hiên ngang đối diện – chiến đấu tới cùng với những điều xấu ác.

Đỉnh cao của Đạo Phật là “Vô ngã” – Là lòng từ bi yêu thương cùng khắp muôn loài muôn vật không bỏ sót, không lãng quên từng cành cây ngọn cỏ, từng viên sỏi người đời coi là vô giác vô tri, v.v…Mà muốn yêu thương được thì ta phải trân trọng được đối tượng mà mình yêu thương – Phải thấy cái “tôi” của mình ở dưới thấp hơn cái “tôi” của đối tượng mà mình muốn yêu thương. Ví như để thực sự yêu thương một chú chó lác ghẻ - lở lói theo tinh thần “Vô ngã” Đức Phật dạy thì chúng ta ít nhất phải thấy rằng mình và chú chó lác ghẻ này là một – là bình đẳng như nhau. Còn thông thường, khi chúng ta có thể chăm sóc cho một chú chó bệnh hoạn, bị mọi người xa lánh như vậy thì một cảm giác hân hoan, tự hào rằng mình là người tốt hơn tất cả mọi người, mình là người có lòng “từ bi” lớn lao hơn tất cả mọi người vì mình đã thực hiện được một việc mà ai cũng không dám làm sẽ tràn ngập trong khắp tâm trí và thân thể hết ngày này sang ngày khác. Kết quả là một bài tập “tu luyện” lòng khiêm hạ đã trở thành nguồn nguyên liệu “vĩnh cửu” cho cái “tôi” bùng cháy dữ dội!
Đường tu là như vậy – Con đường đào luyện bản thân từ tầm thường, ích kỷ, nhỏ mọn - Đầy thói hư tật xấu trở thành một người có đạo đức thật sự - Sống vị tha thật sự là như vậy - Tiến lên thì khó mà tuột xuống thì tức thời. Cứ khiêm hạ một thời gian – tiến lên một bước thì lại tự cho mình là hay - Ngông nghênh, kiêu mạn để rồi lại tụt xuống vị trí ban đầu. Lý thuyết là một mà thực hành là hàng tỷ hà sa. Nói miệng thì dễ mà kiểm soát, điều phục được tâm ý loạn động đầy “bệnh tật” của mình thì thật khó hơn lên trời.

Nhưng có điều phục được cái tôi – Có thể nép “cái tôi” ngông cuồng và ngu dại của mình thuần thục trong tâm Khiêm hạ thì chúng ta mới có thể dễ dàng mà “hạ” mình xuống hay “cất” mình lên phù hợp theo từng hoàn cảnh, từng đối tượng để bình thản vững bước trên đường đời khó nhọc – Không sợ hãi, không lo âu, không buồn khổ u sầu.

0 comments:

Post a Comment