300x250 AD TOP

Trần Hải Anh (PD.Châu Nhật Vi)

Powered by Blogger.

About Me

My photo
Cuộc đời của Con là công trình của Ba, Mẹ.

VIỆT NAM & ĐẠO PHẬT

TẠI SAO??? - Ở VIỆT NAM,  CÁI GÌ HAY HO  CŨNG THUỘC VỀ/LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT Đó là vì những điều lịch sử cơ bản như sau: (*) 1.      Thời...

Search This Blog

Search This Blog

Translate

Translate

Pages

Sunday, June 2, 2019

Tinh tấn

Muốn thành công bất cứ điều gì ở trên đời đều phải bỏ ra ít nhiều công sức và “ý chí” (Tùy theo tính chất phức tạp của từng việc). Ngay cả đưa cơm vào miệng, chà răng, rửa mặt mỗi sáng cũng phải tiêu tốn công sức chứ chẳng thể tự nhiên mà “nên công”.

Với những công chuyện có hơi hướng động chạm vào bản năng “thích lười biếng” – ham hưởng thụ của chúng ta như ngủ dậy sớm, tập thể dục, học bài vất vả, làm việc siêng năng, xa lánh vui chơi và tụ tập ở những nơi huyên náo, v.v… thì sự tình càng “gian nan” hơn bội phần. Nhưng “tiền nào của nấy” – làm được những việc khó làm thì mới có được nhiều thành công – Được mọi người ghi nhận. Chẳng có giải thưởng nào ở trên đời là dành để vinh danh cho những người lười biếng, vì một khi được khuyến khích thì tinh thần “làm biếng” sẽ lan tràn trong xã hội một cách tức thì – Biến cả xã trở thành một cỗ máy “hết xăng” – “hết xài” và không thể nào tồn tại được nữa.

Một xã hội lười biếng là một xã hội chết. Một con người lười biếng là một gánh nặng với cuộc đời.
Có rất nhiều người may mắn sinh ra trong hoàn cảnh đầy đủ, sung túc, được ba mẹ nuông chiều cho mọi thứ, tạo hết mọi hoàn cảnh thuận lợi để chẳng cần phải “mệt nhọc” nỗ lực vì bất cứ điều gì - chẳng cần cố gắng hết sức vì bất cứ điều gì – Nên cũng chẳng hình thành được trong nội tâm dù chỉ là một gram “ý chí”.

Nếu trước tuổi bốn mươi mà chúng ta vẫn chưa thể “khơi dậy” được ý chí và bản năng sinh tồn thì nửa cuộc đời về sau, chúng ta sẽ chỉ là một “loài” động vật thân mềm “to xác” - hoàn toàn không có sức đề kháng trước thử thách và khó khăn. Một khi gia đình gặp trắc trở - Một khi không còn được “bọc gói” kỹ càng trong cái vỏ dày cui của thuận lợi nữa thì chúng ta sẽ ngay lập tức trở thành một kẻ bạc nhược, yếu đuối, vô dụng – Trở thành một kẻ thất bại trong cuộc đời - Phải chờ đợi, van xin sự cứu trợ từ xã hội vì bản thân đã không còn khả năng tự đứng dậy trên đôi chân của mình.

Có những thất bại mang tính “tạm thời” và có những thất bại mang tính “trọn đời” – Người mất ý chí, sống không có tự tin, không có bản lĩnh và trống vắng tinh thần phụng sự là những kẻ hoàn toàn tay trắng. Nếu lỡ lầm, dại dột mà làm ra những điều sai trái - Khiến “tay trắng” trở thành “tay đen” thì thật sự sẽ không còn đường để sống.
(*)

Lao động thể chất quá mệt nhọc tới mức kiệt quệ cả sức lực và tinh thần là điều không tốt. Nhưng nếu ngay từ nhỏ được rèn luyện sức chịu đựng một cách hợp lý và “vừa sức” – Rồi “nâng cao” dần dần thì chúng ta sẽ có một tinh thần mạnh mẽ, một ý chí kiên cường mà khó một thử thách nào có thể khiến cho ta nản lòng, sợ hãi.  

Việc sử dụng sức mạnh tinh thần để điều khiển “cơ bắp” vượt qua mệt mỏi, ỳ trệ mà tận tụy “thực hành” những công việc mang lại lợi ích cho muôn loài (bảo vệ cây xanh, bảo vệ môi trường, chăm sóc người già yếu, cứu hộ các loài vật gặp nguy hiểm, phục vụ cộng đồng, v.v…), hay “nhiếp tâm” trong thiền định theo lời Phật dạy thì được gọi là “Tinh tấn”.

Làm việc tốt cho nhiều người thì hẳn nhiên là mệt nên cần tinh tấn rồi, nhưng tại sao chỉ bắt chéo chân rồi ngồi lim dim trông rất nhàn nhã lại phải cần tới sức “Tinh tấn” – Một năng lực tinh thần âm thầm, tiềm tàng mà mãnh liệt thì mới làm được?

Nếu muốn biết thì chỉ cần tự mình bắt chân lên và “lim dim” trong ba mươi - bốn mươi phút, rồi một giờ - hai giờ là rõ ngay. Cơ bắp của chúng ta sẽ bắt đầu căng cứng - co rút, toàn thân đổ mồ hôi ròng ròng mà trí óc thì quay cuồng loạn tưởng hoặc hôn trầm - mê mờ rồi rơi vào trạng thái “bất tỉnh” hoàn toàn chứ chẳng thể ngồi cho ngay thẳng nổi nữa (ngủ gục).
Mọi lời dạy của Phật đều hướng chúng ta vào việc điều phục “Tâm” mình. Và "Thiền định" là con đường để chúng ta có thể “nhận diện” được “Tâm” mình. Vậy “Tâm” là cái gì?

(*)

“Tu tại tâm” là câu “cửa miệng” của rất nhiều người nhưng có mấy ai hiểu “Tâm” là cái gì? “Tâm” trông như thế nào? Và phải làm sao mới có thể “Tu” nó, “Sửa” nó? - Vậy nên có thật lắm người tự nhận mình “Tu tại tâm” mà trong hành vi ứng xử và lối sống hàng ngày lại phát sinh thật lắm những điều “nhức nhối”. Có vẻ họ càng “Tu” thì “tâm” họ càng tối và mọi người xung quanh càng mệt mỏi, khổ não – tới mức chỉ mong sao họ bớt “Tu” lại cho đời sống được dễ thở hơn.

Bởi vì “Tâm” thì ai cũng có, ai cũng “cảm nhận” được rằng mình có – Nhưng “nó” rất trừu tượng, mơ hồ và khó nắm bắt.

“Bệnh” của “Tâm” là thích suy nghĩ “lăng xăng” – Cộng thêm vô số “lo toan” vì những bổn phận chúng ta phải “mang vác” trong cuộc đời (với cha mẹ, anh chị em, vợ chồng, con cái, đồng nghiệp, Tổ quốc – Đất nước, v.v…) và vô số “ước muốn” từ cám dỗ thế gian (như nghệ thuật, giải trí, dịch vụ, vui chơi, hưởng thụ, tình cảm ái luyến, v.v…) – Kết hợp với nhau mà “gieo rắc” không biết bao nhiêu những ý nghĩ và hình ảnh “tạp nhạp” vào “Tâm thức” của ta thì hẳn nhiên đầu óc ta không thể “tự nhiên” mà có được những giây phút “dừng nghỉ” –“Tâm” ta không thể “tự nhiên” mà đạt đến trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi -  “Tĩnh lặng” hoàn toàn.

Chúng ta luôn xao động nên chúng ta luôn bất an. Và càng bất an thì chúng ta càng xao động.

(*)

Bất cứ khi nào không có việc gì để làm, không có đối tượng nào để “chú ý” – Khi hoàn cảnh trở nên hoàn toàn vắng lặng là những suy nghĩ tán loạn (Loạn tưởng) lại tuôn trào cuồn cuộn trong “Tâm” ta – Khiến cho ta không thể ở một mình – Không muốn ở một mình - Không thể không có việc gì đó để làm – không có gì đó để nghe. Ta mở ti vi cả ngày mà chẳng hề chú ý lắng nghe nó đang phát ra cái gì, ta mua sắm bất cứ lúc nào có tiền, ta vui chơi rong ruổi - ăn uống/hưởng thụ không ngừng mỗi khi buồn chán hay gặp chuyện không vui, v.v…tất cả đều trong trạng thái “vô thức” và tất cả đều là để chạy trốn những suy nghĩ vẩn vơ “cuộn trào” trong tâm mình.

Mà khoảng thời gian trong lúc ngồi thiền là những giây phút “Vắng lặng” nhất – “Trong suốt” nhất để mọi tâm tư, loạn tưởng, ý nghĩ sai lầm, thủ đoạn xấu xa hay nỗi đau thầm kín của chúng ta được phơi bày, bộc lộ - Trong trạng thái vắng lặng tột cùng ta chợt bật khóc nức nở khi phát hiện ra những lỗi lầm của bản thân hay trào tuôn nước mắt vì những điều quá hạnh phúc, an vui mà mình đang được tiếp nhận. Vậy nên chúng ta sợ thiền - Vậy nên chúng ta yêu thiền và chúng ta cần biết tới thiền. Cần phải "thực hành thiền" trong mỗi hơi thở của cuộc sống thường ngày.
Thiền không chỉ là trạng thái tĩnh lặng trong tư thế kiết già (hoa sen) mà là cả khi đi, đứng, nằm, ngồi – tiếp xử, hợp tác, chung sống với mọi người. Vì thiền là một “cách sống” - Thiền là sự “tỉnh thức”.

(*)

Ngay trong ta cơ thể ta – ngay trong “Tâm thức” ta đang có rất nhiều vết thương mà ta chẳng chịu quay vào lo chữa trị - Lại cứ mãi lao ra bên ngoài tìm kiếm, gom góp những thứ vật dụng “dư thừa” để che đậy, để đừng nghe thấy, đừng cảm thấy những dấu hiệu cảnh báo của một nội tâm đang đầy bất ổn để làm gì? Có bệnh mà cứ che dấu quanh co thì sao dám mong có ngày hết bệnh?

Chúng ta có thể hạnh phúc thật sự khi tâm hồn đang mệt mỏi, chán trường hay không? Chúng ta có thể yêu đời, yêu người vô tư, trong sáng khi tâm hồn còn chất chứa đầy hơn thua, thù hận hay không? Chúng ta có thể thoát khỏi một mối tình lâu năm bị thất bại chỉ bằng việc vứt bỏ những đồ vật cũ, đốt bỏ những lá thư cũ hay không? Nhiều ca sĩ, diễn viên tuổi đời còn rất trẻ của Hàn Quốc bất ngờ tự tử khi mới ngày hôm qua còn xuất hiện hào nhoáng trước công chúng là dấu hiệu cho thấy rất nhiều người trong số chúng ta đang bế tắc tới tận cùng trước những cảm xúc tiêu cực của lòng mình.
Như khi thất tình, điều nên làm không phải là chối bỏ quá khứ mà là phải tìm cách “hòa giải” với người đó ngay trong chính tâm hồn mình. Phải chuyển hóa những tình cảm ái luyến đã kết chặt với người đó từ lâu thành những cảm xúc lành thiện, nhẹ nhàng, không dính mắc trong sâu thẳm tâm thức mình – Để khi nhìn người đó, gặp người đó, trong lòng ta không còn sôi trào lên những cảm xúc buồn thương, giận ghét - hỗn loạn, mất kiểm soát nữa. Tới lúc đó thì đốt hay không đốt, quên hay không quên cũng chẳng còn quan trọng - Tới lúc đó ta mới thực sự thoát ra khỏi một mối nhân duyên thất bại mà thong dong, tự tại tiến về phía trước.

Giải quyết vấn đề “Nội tâm” thì phải đi từ “Nội tâm” chứ không thể thay thế bằng bất cứ con đường nào khác.

 (*)

Chúng ta sợ hãi phải đối diện với chính mình – Với “Tâm thức” của mình vì chúng ta không biết cách để “Hiểu” nó và “chữa lành” vết thương cho nó. Và thiền định theo sự dẫn dắt của Đức Phật là con đường đưa ta trở về “hòa giải” với “thế giới nội tâm” bên trong mình - Hiểu về nó, yêu thương nó, chữa lành những vết thương chúng ta đã dại khờ gây ra cho nó và cùng chung sống hài hòa, an vui với nói mà chẳng cần phụ thuộc – hệ lụy vào bất cứ yếu tố nào khác ở bên ngoài.

Khi đã thuần thục trong thiền rồi thì ta không cần phải van xin, cầu cạnh bất cứ ai “ban cho” niềm an vui và hạnh phúc nữa, mà chính ta sẽ trở thành một suối nguồn “An lạc” - Chở đầy yêu thương cho mình và cho mọi người xung quanh.

Không cần mặc đẹp để được vui nữa, không cần xem phim để được vui nữa, không cần vui chơi – giải trí – tụ tập bạn bè để được vui nữa, v.v…mà chính trong ta sẽ luôn có niềm vui để lây lan vào mọi điều chúng ta làm, mọi người chúng ta tiếp xúc và mọi cảnh vật mà chúng ta ngang qua.

 (*)

Một người có thể làm chủ được cảm xúc của mình, thống lĩnh được nội tâm mình trước mọi biến cố khó khăn - Khiến cho nó không còn si mê, u tối làm ra điều sai, điều xấu mà chỉ hoàn toàn chọn cách sống vì lợi ích của mọi người thì có dễ hay không?

Bởi vậy mà con đường thiền định, ý chí nhiếp tâm trong thiền định theo lời Phật dạy phải cần tới một sức tinh tấn phi thường thì mới thực hiện được - Bởi vậy mà người tin theo Phật, ngưỡng mộ Phật, học Phật thì nhiều mà người làm theo được những lời Phật dạy thì hiếm như sao trên trời.

Vì chúng ta vẫn còn là những con người rất tầm thường – Vì chúng ta vẫn còn một chặng đường rất dài phải đi trong nhiều đời, nhiều kiếp nên xin đừng ai vội vàng nản lòng hay tự cao khi đứng trong hàng ngũ của những người con Phật (Phật Tử). Phật đâu ép chúng ta phải hoàn hảo ngay? Điều Phật luôn răn dạy chúng ta là phải hành trì tinh tấn và đừng bao giờ tính kể thời gian – Chỉ cần lo chuyên tâm đi đúng con đường (Bát chánh đạo) còn tất cả cứ thuận theo luật Nhân Quả công bằng.
(*)

Người tinh tấn bằng sức của mình – Không tin có “Trời”, không tin có Phật - chỉ một lòng tự phụ ý chí của mình là nhất thì khi thành công đến cũng sẽ là lúc ta bắt đầu mất đi tất cả.

Sự đổ vỡ bắt đầu từ việc nhân cách đạo đức của ta sẽ bị bắn phá “tan hoang” đến không còn một “manh giáp”! Mới chỉ thành công được một việc mà ta đã vội ngu si cho rằng đó là thành công vỹ đại nhất và ta là người có sức mạnh lớn lao nhất - Rồi khinh mạn, coi thường tất cả mọi người từ sâu thẳm trong ý nghĩ nội tâm đến thô thiển cùng cực trong từng lời nói, việc làm. Mà đã giỏi rồi thì đâu cần cố gắng thêm? – Ta chẳng màng lo tu dưỡng đạo đức bản thân, chẳng màng đánh giá lại năng lực của mình để có sự “tái đầu tư” cho thích hợp.

Thành công trong “một” lĩnh vực là đồng nghĩa với thành công trên “mọi” lĩnh vực sao? Thế sự không vận động gì mà chỉ đứng yên hoài, đứng lặng mãi tại những điểm thuận lợi cho ta sao? Ai cũng biết điều đó là không đúng. Ta cũng từng ý thức rõ điều đó trên chặng đường đến với thành công, nhưng ta bỗng “quên tịt” điều đó khi đã chạm tới thành công. Vừa chạm tới thành công là ta đã nảy sinh vô số những ý nghĩ sai làm, bắt đầu có những hành vi sai lầm và đoàn tàu cuộc đời của ta vì vậy cũng bắt đầu trật bánh - Ta tuột dần, tuột thật nhanh và thất bại sẽ đón đầu – chờ đợi ta cùng với sự hả hê, chế giễu, ghét bỏ của mọi người xung quanh – Những người đã từng bị ta xem thường, hắt hủi.

Chẳng cần ta tin hay không tin. Ta cứ làm việc của ta, sống theo cách của ta và Nhân Quả vẫn luôn làm đúng công việc của mình – Phán xử thật công bằng mọi sự ở trên đời - Chẳng sai một ly, chẳng trật một nhịp.

(*)

Một cá nhân không thể cúi đầu trước một vĩ nhân – Một cá nhân không đủ sức nhìn thấy đức độ và trí tuệ cao vời của một bậc Thánh thì sao đủ sức nhìn thấy những đốm sáng nhỏ nhoi trong tâm hồn của những con người tầm thường, nhỏ bé để mà hết lòng trân trọng, nâng niu, bảo hộ?
Bất kể chúng ta tin vào điều gì tốt lành thì cũng đều tốt hơn một người chẳng tin vào ai, chẳng tin vào điều gì, thậm chí chẳng đủ sức để tin vào chính mình. Điểm tựa ta lựa chọn – hay “Đấng tối cao” ta tin tưởng dựa vào chính là Động lực thúc đẩy - Ngọn nguồn phát xuất năng lực tinh tấn tiềm tàng, bền bỉ trong tâm hồn ta một cách an toàn nhất. Vì chừng nào ta còn biết "cúi đầu" thì chừng đó ta còn giữ được sự "khiêm hạ" ở trong tâm – Còn giữ được phẩm chất đạo đức của mình trong cách sống.
Nhưng phải ráng “tuyển chọn” các “Đấng tối cao” cho thận trọng. Vì chọn nhầm đấng tối thấp thì ta chẳng thể bay cao. Chọn nhầm đấng tối cao chưa toàn diện thì khi “Người” không thỏa đáng cho ta được những vấn đề ta gặp phải – “Niềm tin” của ta sẽ bị lung lay, tâm hồn của ta sẽ trở nên chao đảo, bất an vì điểm “tựa” không còn vững chãi – Thậm chí, nếu có may mắn được gặp đúng một đấng Giải Thoát cao siêu - Lý giải được cho ta  tất cả mọi điều thì ta cũng chẳng thể toàn tâm toàn ý mà bước theo Người ngay được. Vì nếu  “Thần tượng” là tình cảm, thì “Đấng tối cao” là tình cảm thiêng liêng nhất - sâu đậm nhất, đồng hóa với cái “Ngã” của ta nhiều nhất nên khó lòng vượt qua nhất. Và chúng ta là một “giống loài” luôn bị tình cảm chi phối từ suốt từ khi sinh ra cho tới khi chết đi và mãi mãi muôn đời, muôn kiếp.








0 comments:

Post a Comment