300x250 AD TOP

Trần Hải Anh (PD.Châu Nhật Vi)

Powered by Blogger.

About Me

My photo
Cuộc đời của Con là công trình của Ba, Mẹ.

VIỆT NAM & ĐẠO PHẬT

TẠI SAO??? - Ở VIỆT NAM,  CÁI GÌ HAY HO  CŨNG THUỘC VỀ/LIÊN QUAN TỚI ĐẠO PHẬT Đó là vì những điều lịch sử cơ bản như sau: (*) 1.      Thời...

Search This Blog

Search This Blog

Translate

Translate

Pages

Tuesday, June 4, 2019

Giải thoát

Ai “ràng buộc” ta mà ta phải đi tìm “giải thoát”?

Ai “giam cầm” ta mà ta phải đi tìm “tự do”?

Giải thoát” hay “tự do” là điều được cả lịch sử loài người và giáo lý đạo Phật thường xuyên nói đến. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các bộ tộc người/ cộng đồng người cho tới tận ngày nay vẫn không thôi đánh giết, tranh đoạt lẫn nhau – Không thôi bắt bớ, tù đày, giam hãm, cướp đoạt tự do lẫn nhau, gây ra đau khổ cho nhau.

(*)

Đối với những đất nước chiến tranh loạn lạc - Đất nước thanh bình không có tiếng súng tiếng bom là thiên đường. Đối với những đất nước nghèo nàn lạc hậu - Thiên đường là những nước giàu có chẳng cần làm lụng vất vả mà vẫn thừa mứa thức ăn. Thiên đường của trẻ con là thế giới của người lớn và thiên đường của người lớn là thế giới của trẻ con!

Như chú ngựa non ngây thơ đứng ở đồi cỏ bên này mà cứ tơ tưởng đến đồi cỏ bên kia - Để rồi tới khi kiệt sức mới biết chúng thật sự chẳng có gì khác biệt. Chúng ta luôn nhìn cuộc sống của mình bằng lăng kính màu đen để than van và luôn nhìn cuộc sống của người khác ở lăng kính màu hồng để mơ tưởng. Nhưng sự thật thì cuộc sống nào cũng có khó khăn, cuộc đời nào cũng có đau khổ.
Chúng ta vẫn đầy đau khổ trong những đất nước thanh bình vì đua tranh, giành giật lẫn nhau miếng cơm, manh áo. Chúng ta vẫn đầy đau khổ trong những đất nước giàu có vì khủng hoảng tâm lý và lối sống sai lầm, sa đọa. Trẻ con vẫn xung đột với nhau thường xuyên và có nhiều nỗi ám ảnh đeo bám tâm hồn mà chỉ người lớn mới thấy đó là “hạnh phúc” – Như cách trẻ con quan niệm theo ý riêng của chúng rằng chỉ có thế giới của người lớn mới là “hạnh phúc” – Mới là “tự do”.  

Vậy đâu mới là “thiên đường” thật sự? – Đâu mới là nơi chỉ toàn niềm vui, tiếng cười mà vắng bặt những tiếng khóc than, đau khổ?

(*)

Nếu thiên đường của Thượng Đế là nơi ngập tràn ánh sáng, vang vang tiếng nhạc, vô vàn áo lụa lượt là, đủ thứ kim cương châu ngọc - Trái cây lủng lẳng, trĩu nặng; rượu thịt và thức ăn ngon đầy tràn - Mọi người trên đó đều xinh đẹp, sang trọng, muốn gì có nấy, v.v… – Thì đâu có khác gì cuộc sống ngay trên “Trái Đất” này của các tỷ phú, của những người giàu có nhất hành tinh? Mà họ thì thật sự chẳng phải là những người hạnh phúc nhất hành tinh – Nếu không muốn nói là càng rẫy đầy đau khổ vì vô cùng khó ở, khó tính và khó chịu. Bằng chứng là những cơn “giận dữ” của Thượng Đế được ghi chép lại trong Kinh thánh chính là những cơn giận có “cường độ” mạnh nhất và “sức hủy diệt” ghê gớm nhất!

còn giận nghĩa là còn khổ - Vì có đau khổ thì mới có giận dữ. Chẳng có ai đang bình yên trong trạng thái an vui, hạnh phúc mà lại nổi giận “đùng đùng”.

Vậy nên, tỉ lệ thuận với sức tàn phá của những cơn “thịnh nộ”Thượng Đế nếu thật sự tồn tại thì chính là người phải gánh chịu những nỗi “đau khổ” lớn nhất trên đời chứ chẳng hề được hạnh phúc như chúng ta tưởng tượng.

Con người chúng ta luôn nhìn mọi thứ là “tuyệt đối”. Đã là cái tô thì không thể là cái chén, đã là cái chảo thì không thể là cái nồi, đã là cái bàn thì chẳng thể là cái ghế! – Phân biệt cái này là nỗi đau, cái kia là nỗi khổ - Đây là niềm vui, kia là hạnh phúc, v.v…Để rồi gặp chuyện buồn thì chịu chết trong tuyệt vọng (vì buồn là phải sầu), gặp chuyện vui thì mải miết lao vào như thiêu thân tìm đến lửa (vì vui là phải hết mình!), v.v… - Với cách nhìn như vậy, với lối sống buông thả theo hoàn cảnh bên ngoài như vậy thì việc chúng ta cứ chìm nổi, lên xuống không thôi giữa vui và buồn, sướng và khổ, khóc và cười là điều không thể nào tránh khỏi.

Trong “bối cảnh” đó – Trong khi tất cả chúng ta đều “cố chấp” cho rằng mọi thứ là “cố định” –  Là “tuyệt đối”: Cái này chẳng thể là cái kia, cái kia chẳng thể là bất cứ một cái nào khác, v.v… Thì cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm (2500 năm), Đức Phật tuyên bố thế giới của chúng ta chỉ là “Tương đối” và cách đây hơn một trăm năm (114 năm), nhà bác học vĩ đại nhất thế kỷ 20 – Albert Eistein đã khẳng định lại điều đó bằng việc công bố “Thuyết tương đối” – Thay thế cho thuyết cơ học cổ điển của Isacc Newton làm nền móng cho các ngành khoa học kỹ thuật hiện đại đột phá không gian

(*)

Vậy “Tương đối” là gì?

Là không có gì “Tuyệt đối”.

Như cái này là khổ khi được so với những cái vui hơn, cái này là dài khi được đặt cạnh những cái ngắn hơn, cái này là cao khi được đứng chung với những cái thấp hơn. Thiên đường của Thượng Đế chỉ là hạnh phúc khi so sánh với thế giới khổ đau mà chúng ta đang sống. Niềm vui trong tương lai chỉ là hạnh phúc khi ta đứng ở thực tại nhiều sóng gió mà ước mơ.

Do vậy, chỉ cần thay đổi đối tượng “trung gian so sánh” thì cao sẽ thành thấp, ngắn sẽ thành dài, khổ sẽ thành vui chứ chẳng hề có gì là “cố định” – “tuyệt đối” – “không bao giờ thay đổi”.

Tất cả chúng ta đều biết rằng, niềm vui nào cũng chóng tàn, vất vả chiến đấu giành lấy thì gian nan mà khi nhận được kết quả thì cảm giác lâng lâng – hạnh phúc chỉ thoáng qua trong chốc lát. Chúng ta lại nhàm chán, lại mất hứng thú và phải tự tìm lấy những mục tiêu tiếp theo, tiếp theo nữa! “Bình thường hóa” hay “Nhàm chán” là “tập quán” tâm lý phổ biến khiến tất cả chúng ta khó lòng gắn bó lâu dài với những điều “đã cũ” – từ công việc, vật dụng, người yêu, cho đến vợ - chồng, v.v…

Do đó, thế giới vẫn như vậy, cuộc sống vẫn như vậy, mọi người đối với ta vẫn như vậy, chỉ riêng “tâm ý” của ta là thay đổi không ngừng, đòi hỏi không ngừng và “so sánh” không ngừng. Nên đạo Phật nói rằng “Tâm không biết đủ thì dẫu ở thiên đường cũng đau khổ, còn tâm đã thấy đủ thì dẫu nằm trên đất lạnh cũng hạnh phúc, bình an.”
Vậy mới biết, hạnh phúc là trạng thái “thỏa mãn” của “tâm” - Hạnh phúc nằm ngay trong chính chúng ta - “Giải thoát” – “Tự do” nằm ngay trong chính “Nội tâm” của chúng ta chứ không ở bất cứ một nơi nào khác. Chừng nào “tâm ý” ta còn an vui thì chừng đó hoàn cảnh bên ngoài dẫu “có sao” thì ta cũng “chẳng sao” – Vẫn bình an, hạnh phúc như thường.

Nên Đức Phật không hướng chúng ta vào việc tìm kiếm bất cứ điều gì ở “bên ngoài” - thậm chí là cả “ước mơ về Thiên Đường” để được bình an, hạnh phúc – Mà Người hướng chúng ta quay vào “bên trong”, tìm hạnh phúc và an vui trong chính “nội tâm” mình.


(*)


Đời sống trong thế giới “tương đối” của chúng ta vốn không tồn tại một niềm hạnh phúc “tuyệt đối” – Nên dù ta có cố gắng cho thật khỏe mạnh, thật giàu sang, thật xinh đẹp thì cũng không bao giờ đạt được cái gọi là “hạnh phúc tuyệt đối”.

Ai rồi cũng phải già, bệnh chết. Ai rồi cũng có những điều mong cầu, ước muốn mà không được toại nguyện. Ai rồi cũng phải trải qua những thời khắc “biệt ly” với người mình thương quý. Ai rồi cũng phải đối diện với những cảm xúc khó chịu từ những đối tượng mình không ưa – Họ ở đâu? Họ không chỉ ở bên ngoài - riêng biệt với ta mà “dữ dội” hơn là họ luôn tồn tại dai dẳng ở trong tâm trí ta – Chúng ta không bao giờ có thể xóa bỏ hoàn toàn những “dữ liệu” về người mình “ghét” trong trí nhớ. Và cho dù chúng ta giàu hay nghèo, đẹp hay xấu, tài hay tật, v.v…tất cả đều không quan trọng! – Cái đau bệnh của thân thể không phân biệt bất cứ một ai.

Steve Job từng oai danh lừng lẫy trong cả sự nghiệp và đời sống rồi cũng phải thốt lên trong cơn bệnh tật đớn đau: “Chúng ta có thể dùng tiền để mua mọi thứ nhưng không thể dùng tiền để thuê ai đó chịu thay nỗi đau bệnh tật cho mình.”
Tôn giáo thần quyền lấy tình thương của Thượng Đế để xoa dịu nỗi đau khổ của con người – Dẫn dụ chúng ta "vững tin" vào Thượng Đế mà sống tiếp rồi chừng nào “qua đời” (chết đi) ở đây thì sẽ được “sinh lên” trên kia (trên trời) ở chung với Thượng Đế toàn năng mà vui hưởng "sung sướng".

Nhưng nếu lật lại vấn đề thì không hề “ổn” một chút nào.

Nếu Thượng Đế là toàn năng – Là người sáng tạo ra vạn vật và có thể làm được mọi điều thì sao “Ngài” không cứu vớt chúng ta ra khỏi đau khổ ngay lập tức mà cứ phải “một mực” bắt chúng ta lay lắt sống cho tới chết rồi mới chịu “ra tay cứu vớt” – bỏ lên “bờ cỏ” của Thiên Đường?

Có người giải thích rằng đó là sự thử thách của Đấng toàn năng để chúng ta “rèn luyện” – Vậy tại sao khi “sáng tạo” ra chúng ta “Ngài” không “hoàn thiện” chúng ta ngay từ đầu luôn cho khỏe? Tại sao lại tạo ra chúng ta như những “phiên bản” sai lỗi tùm lum (xấu xí, ngu si, bệnh hoạn, ác độc, nhẫn tâm, tham lam, ích kỷ, vô ơn, vô sỉ, v.v…) rồi lại “bày đặt” ra đủ thứ thử thách và chướng ngại vật – Bắt chúng ta phải vượt qua mà tự sửa lấy mình” trong vất vả, đau đớn thế này?

Đến một đứa trẻ con khi tưởng tượng về các thiên thần (sản phẩm chúng sáng tạo trong ý nghĩ) cũng đẹp hơn – tốt hơn – tài năng hơn so với "chúng ta" (những sản phẩm “hiện hữu” được cho là của Thượng Đế) gấp bội phần! Chẳng lẽ sức hình dung của Thượng Đế trong quá trình “thiết kế” lại kém đến như vậy?

Nếu "Ngài" cố tình không “hoàn thiện” chúng ta ngay từ đầu thì tình thương tuyệt đối của Ngài phải xét lại. Còn nếu Ngài chỉ có thể “sản xuất” ra chúng ta ở mức phẩm chất kém như vậy thì trí tuệ và sự toàn năng của Ngài phải xét lại.

Và vì đã xét lại rất nhiều lần - Rất nhiều mặt và bộc lộ quá nhiều mâu thuẫn nên một lực lượng rất lớn những con người đã hồ nghi Thượng Đế - Quyết định tự mình “dấn thân” tìm hiểu mọi chuyện ở trên đời - “Lực lượng” đó gọi là “Khoa học”. 

(*)

Nền khoa học “ngây thơ” – “thuần túy vật chất” trước đây thì không quan trọng nguyên nhân sâu xa của đau khổ, bệnh tật và những bất hạnh trong thế giới loài người - Chỉ đơn thuần cho là “ngẫu nhiên” (tự nhiên như vậy!) rồi thì đau chân chữa chân, đau tay chữa tay, đau “tinh thần” thì chữa bằng “tâm lý”, v.v…Thế rồi tất nhiên cũng chẳng thể giải thích được tất cả mọi điều khi chỉ dựa vào hai chiều vật lý và tâm sinh lý giản đơn để giải thích một thế giới phức tạp – Chịu ảnh hưởng bởi một chiều thức “Tâm linh hết sức rộng dài.

Lý thuyết “Thần Quyền” đậm chất “cảm tính” và suy tưởng thơ ngây – Từ lâu đã không thể tương thích với tư duy lý tính của Khoa học - Nhưng luật Nhân Quả do Đức Phật chứng ngộ và tuyên giảng thì hoàn toàn ăn khớp với mọi lý thuyết khoa học hiện đại nhất - Cho dù khoa học hiện tại vẫn chưa đủ sức “chứng minh” nhưng tất cả những người thành công ở khắp nơi trên Thế Giới đều thừa nhận và đã áp dụng luật Nhân Quả vào cuộc sống của mình từ lâu - Họ ý thức rất rõ rằng: họ chỉ có thể thành thành công (hưởng quả ngọt) khi nỗ lực thực hiện những hành động “đúng” ngay từ đầu (gieo nhân đúng) – Chứ chẳng thể cầu cạnh, van xin hay trông chờ vào bất cứ một thế lực nào khác.

(*)

Sự chấp giữ “cái tôi” -  thật chặt/ không buông - Khiến chúng ta luôn khó chịu và không vừa ý với mọi điều xung quanh. Bởi cái tôi đòi hỏi rất nhiều mà hoàn cảnh sống bên ngoài thì chẳng bao giờ chiều ý chúng ta. Nên “cái tôi” càng lớn - "bản năng" càng lớn thì đau khổ càng nhiều, tâm lý càng bất an – xao động, thân thể càng bứt rứt – khó chịu – dẫn đến việc dễ dàng gây ra nhiều hành động xấu xa đối với cộng đồng - xã hội (tạo “nghiệp” xấu) – Để rồi bị mất tự do, phải chịu sự “quản chế” trong các trại tù đày, thậm chí bị bức tử (tử hình) – không còn được sống nữa.

Đáng sợ là “vòng tuần hoàn” của Nhân Quả - Nghiệp Báo không dừng lại ở một đời mà luân chuyển liên tục qua rất nhiều đời – “Tội lỗi” hay “Công trạng” của đời này và nhiều đời khác cũng vì vậy mà cứ không ngừng bồi đắp, tích tụ - Tiếp nối với nhau một cách “chính xác” – không rơi rớt một “mảy may” – Dẫn tới những khác biệt trong thế giới mà chúng ta đang sống nhiều khi lên tới mức Một trời một vực”! (Người thì quá giàu, người thì quá nghèo, người thì quá đẹp, người thì quá xấu, người thì quá tài ba mà  rất nhiều người thì quá bất tài – vô dụng, v.v…) - Mà không một lý luận nào ngoài “Luân hồi – Nghiệp báo” theo luật Nhân Quả công bằng có thể giải thích một cách hoàn toàn triệt để - Không sơ hở. 

Khoa học hiện đại đã chính thức đi vào "Nghiên cứu - Ứng dụng" các hiện tượng “Luân hồi – Chuyển kiếp” ngay từ đầu thế kỷ 20 - Với những đại diện tiêu biểu đến từ khắp các quốc gia có nền khoa học - kỹ thuật cao như: Albert de Rochas (20/5/1837 – 2/9/1914) - Sỹ quan chỉ huy quân đội Pháp, Tùy viên Bộ tham mưu quân đội Pháp trong chiến tranh Pháp-Phổ, Hiệu trưởng trường Bách Khoa Paris; Morey Bernstein (1920 – 1999) đến từ trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania - Nhà thôi miên nổi tiếng nhất nước Mỹ;  Ian Pretyman Stevenson (31/10/1918 – 8/2/2007) - Tiến sỹ Y khoa, giáo sư bác sỹ tâm thần học, giảng viên Đại học Virginia, giám đốc Ban Nghiên cứu Nhân cách, trưởng Bộ môn Nghiên cứu Tri giác tại Đại học Virginia - Đã ghi nhận trên 3.000 trường hợp Luân hồi tái sinh từ khắp nơi trên thế giới, xuất bản 10 cuốn sách và rất nhiều tài liệu kinh điển trong lĩnh vực nghiên cứu "Luân hồi", v.v...
Trong một hệ kín, tất cả các yếu tố cấu thành đều vận động tùy thuận theo những định luật “bảo toàn” nghiêm ngặt về khối lượng/ thể tích/ hay năng lượng/ v.v… - Và “Nhân Quả” là định luật bảo toàn Nghiệp” (hiệu ứng tác động vào vũ trụ của tất cả các cử động trong "tinh thần" cũng như "vật chất") của toàn thể Vũ Trụ - Trong đó có Trái Đất.

Không một "cử động" nào đã gây ra mà không “lưu dấu” lại trong kho lưu trữ “Nghiệp” của luật Nhân Quả” để “được” tính toán những “báo ứng” thích hợp - Tới nỗi, từ nhiều năm trước, các dữ liệu khoa học đã chứng minh được rằng: Lực tác động từ cái đập cánh của một chú bướm nhỏ ở nơi này cũng có “tham gia” vào việc hình thành những cơn bão lớn ở nơi khác - Vậy một cơn giận dữ làm đau lòng biết bao người thân, một hành động ác độc làm tổn hại biết bao nhiêu sinh mạng, hay những lời nói xúc phạm đau nhói tận tim gan người đối diện có thể nào “trốn thoát” được sự trừng phạt của luật Nhân Quả công bằng hay không?

Nắm bắt được đường đi của luật Nhân Quả, Đức Phật chỉ dẫn ta - Nếu muốn được hưởng “quả” an vui, hạnh phúc (tự do, giải thoát - không bị ràng buộc bởi khổ đau, ngang trái) thì chúng ta phải hết sức “tu tập” đời sống “vị tha” (buông bỏ “chấp ngã” ) để luôn đem tới an vui và hạnh phúc cho mọi người, mọi loài – Bên cạnh việc “tinh tấn” nhiếp tâm trong “thiền định” để liên tục “thanh lọc tâm ý” mình – Liên tục làm thuần thiện, trong sáng từng ngóc ngách sâu thẳm trong nội tâm mình để có thể sống trọn vẹn một cuộc đời “vị thakhông “gian trá” (không xen lẫn mưu cầu lợi ích cá nhân). Vì nếu chúng ta “tính toán” với luật Nhân Quả - Làm điều ích lợi cho mọi người chỉ để mong cầu lợi ích cho bản thân – Thì luật Nhân Quả cũng sẵn sàng “tính toán” cho ta một “kết cục” tương xứng.

Càng gieo nhiều “nhân” an vui (làm người khác an vui) thì chúng ta mới có thể gặt hái được nhiều “quả” an vui  - Mới xứng đáng được hưởng một cuộc sống  bình yên, hạnh phúc - Giải thoát khỏi mọi ràng buộc, khổ đau.

(*)

Người có trí tuệ “Vỗ ngã” (không chấp giữ “cái tôi” mà luôn hướng tới đời sống “vị tha” phụng sự mọi người) thì luôn sống với tâm khiêm hạ, kín đáo, tùy hỷ (vui theo những thành công và việc làm lành thiện của mọi người), không khoe khoang tự phụ, không nóng giận sân si – Luôn biết sống tùy duyên (không mong cầu hoàn cảnh thuận lợi), luôn tiếp xử với mọi người bằng “tâm” bao dung – độ lượng, ôm ấp và thương yêu tất cả muôn người, muôn vật.

Người có bản năng “chấp ngã” (“cái tôi”) quá sâu dày thì luôn kiêu mạn ngút ngàn, luôn thấy mình là giỏi hơn thiên hạ, luôn buộc mọi người phải “thuận” theo ý mình – nếu không được thì sân si, nóng giận, oán hận và nuôi ý muốn “trả thù”. Từ đó mà lầm lỗi si mê - gây tạo ra không biết bao nhiêu “nghiệp” xấu trong cả ý nghĩ, lời nói và hành động (Ba nghiệp: Thân, Khẩu, Ý). Cứ như vậy thì sao có thể thoát khỏi luân hồi khổ đau? Sao dám mong có ngày được an vui, “giải thoát”?

Đố kỵ, sân hận, tham lam,…(tất cả những tâm bất thiện) chính là những ác quỷ lẩn khuất trong "tâm" - Luôn xui khiến ta gây tạo lỗi lầm để rồi phải trầm luân trong sinh tử mà chịu quả báo khổ đau. Do đó, muốn được “giải thoát” thực sự thì trước hết ta phải biết cách gỡ bỏ những “tâm thức” sai lầm này trong tâm trí. Phải chân thành nhìn nhận lỗi lầm, thiết tha muốn “thấy” được lỗi mình (cả trong đời này và rất nhiều đời khác) mà ăn năn sám hối quyết tâm sửa đổi - Giúp đỡ người khác sửa đổi cũng như không phạm phải những lầm lỗi tương tự như mình – Phải dốc lòng “Tu hành” chân chính (đi từ chấp ngã, vô minh, ích kỷ tới Vô ngãVị tha - Trí tuệ vẹn toàn) để không ngừng tăng trưởng đạo đức - Không ngừng làm lợi ích cho đời trên hành trình tiến về “Giải thoát”.

Ta chỉ có thể được “tự do theo ý mình” (Giải thoát) khi đã tạo được rất nhiều phước đức (như người giàu mới có quyền tự do mua sắm thỏa thích/ hoặc chẳng mua sắm gì mà không cần quan tâm tới tiền bạc). Mà phước đức thì chỉ được hình thành từ những tâm hồn “vị tha” đích thực cùng muôn vàn việc làm lành thiện trong cuộc đời. Nên chừng nào tâm hồn ta còn đầy rẫy ích kỷ, u tối, tham lam, sân hận – Chừng nào ta còn mang ác tâm làm những việc tổn hại tới muôn loài, muôn vật mà lười biếng tạo tác các việc lành thì chừng đó ta đừng mơ tưởng tới tự do hay “giải thoát”.

Người làm điều ác dẫu có thể trốn thoát khỏi mọi sự trừng phạt của luật pháp nhưng không bao giờ có thể chạy thoát khỏi những giấc chiêm bao – Điềm báo hiệu về sự trừng phạt của luật Nhân Quả công bằng.

Ta cứ việc “không tin” mọi điều, nhưng khi đủ nhân - đủ duyên thì mọi điều đều có thể xảy ra.

Chỉ có chúng ta mới cần phải hiểu biết về những quy luật tự nhiên để thuận theo mà sống cho đúng, chứ quy luật tự nhiên thì "chẳng bao giờ" cần đến sự thừa nhận của chúng ta.

0 comments:

Post a Comment