Nóng giận là gì?
Chắc chắn trong chúng ta không ai
là chưa từng nóng giận. Ngay từ khi mới lọt lòng mẹ, chúng ta đã ré lên la khóc
rất dữ dội do phải bất ngờ đối diện với một môi trường quá sức xa lạ và vô cùng
“khắc nghiệt”. Ngay từ những giây phút ban đầu của sự sống, cuộc đời đã bắt đầu
“chọc ghẹo” không thương tiếc cái thân thể nhỏ bé của chúng ta – khiến cho nó
vô cùng đau đớn và khó chịu, làm chúng ta không ngừng gào thét, la hét, khóc
lóc mỗi khi đói, lạnh hay đau đớn, v.v… để đòi hỏi ba mẹ phải chạy đến mà suýt
xoa, lo lắng.
Lớn lên rồi, có ý thức rồi thì
chúng ta khó chịu, bực bội mỗi khi mọi người xung quanh làm trái với ý mình,
không chiều theo ý mình. Chúng ta luôn nghĩ mình là đúng, luôn cho rằng mình là
người có lý và tất cả những ai không tuân phục – không đồng thuận theo ý kiến của
mình đều là những người vô lý, đáng ghét, khó ưa.
Càng được sinh ra trong hoàn cảnh
thuận lợi bao nhiêu, càng được ba mẹ và những người xung quanh “nuông chiều”
bao nhiêu thì cái “ảo tưởng” về bản thân trong ta càng lớn bấy nhiêu – Ta càng
khó lòng mà chấp nhận ý kiến, quan điểm trái chiều từ người khác bấy nhiêu và
càng dễ nóng giận, bực bội, khó chịu bấy nhiêu. Vậy nóng giận là gì?

(*)
Mỗi chúng ta đều có một “bản ngã” – một “cái tôi” rất lớn trong tư tưởng – Thể hiện qua việc chúng ta coi
trọng – “chấp giữ” thân thể của
mình, danh dự của mình, tài sản của mình và những thứ chức vụ, địa vị, ý kiến
cá nhân của mình. Chúng ta săn sóc, nâng niu cái cơ thể vài chục kilogram này bằng
đủ thứ thức ăn, thức uống, quần áo thời trang, phấn son lòe loẹt – không cho nó
bị tổn thương, không muốn ai làm đau đớn. Nếu ai làm tổn hại tới thân thể ta
như chửi mắng ta là xấu xí, như vô lý tát ta một bạt tai, giành giật món ăn
ngon mà ta ưa thích, v.v… thì ta nổi giận với người đó và muốn “trả đũa”.
Nếu
ai xúc phạm tới danh dự của ta, phỉ báng, sỉ nhục ta, chê bai ta dở tệ trước mặt
đông người thì ta nổi giận với người đó và muốn “trả đũa”. Nếu ai cướp đi những
món đồ, những tài sản mà ta yêu quý giữ gìn, nếu ai tranh chấp chức vụ - địa vị
mà ta đang còn muốn nắm giữ, nếu ai phản kháng – chống đối lại những ý kiến –
quan điểm – quyết định của ta, v.v… thì ta đều dễ dàng rơi vào trạng thái nóng
giận bừng bừng để rồi đi tới những phản ứng thái quá, tiêu cực, gây đổ vỡ rất
nhiều điều. Vậy nên ông bà ta mới răn nhắc con cháu “đừng làm gì trong cơn nóng
giận” – “Giận quá thì mất khôn” – Mất khôn thì sẽ hành động ngu xuẩn và tự chuốc
lấy những thiệt hại về sau.
Như vậy, “Nóng giận” là trạng thái mất bình tĩnh do sự bực bội, khó chịu (khi
“bản ngã” – “cái tôi” bị xúc chạm), khiến cho ta mất “khôn” mà hành động một
cách “điên cuồng” - vô thức, cảm
tính, đầy bản năng - Làm tổn hại tới cả người khác và chính mình. Trong cơn
nóng giận mất kiểm soát, chúng ta luôn hành xử rất xấu xí và liều lĩnh.
(*)
Nội tâm càng mềm yếu thì cơn giận
dữ càng sục sôi, do sức mạnh nội tâm của ta không đủ để làm chủ những cơn bão cảm
xúc tiêu cực. Do đó, hay nổi giận là “triệu
chứng” của một tâm hồn yếu đuối. Chỉ những người có nội tâm mạnh mẽ và một
lý trí khôn ngoan thì mới giữ được thái độ trầm tĩnh – không nóng giận khi “bản
ngã” hay “cái tôi” của mình bị xúc chạm tới. Từ “chuyên môn” trong đạo Phật để
chỉ sự nóng giận là “Sân hận”. Tùy
thuộc vào cường độ và mức độ gây tổn hại cho mình và người khác mà có bốn cấp độ sân hận như sau.
Nếu sự sân hận chỉ là tạm thời –
Bất chợt nổi lên, làm tâm thức sôi sục một cách vụng về, thô tháo, đầy bản năng
mà không có sự khôn ngoan, trí tuệ thì gọi là “Nổi nóng”. Người có tật nổi nóng thường hay la rầy, chê bai, trách
móc người khác cả những việc nhỏ nhặt, vụn vặt,… nên lời nói không có nhiều trọng
lực, không nhận được sự kính phục, đánh giá cao từ người đối diện.
Nếu sự sân hận không ào ào nổi
lên rồi chìm xuống một cách dễ nhận biết như “Nổi nóng”, mà âm thầm, ngấm ngầm,
kéo dài rất lâu – nuôi dưỡng ý muốn “Trả thù” thì gọi là “Thù hận”.
Người có lòng thù hận dung dưỡng trong nội tâm mình dã tâm hại người rất lớn, dễ dàng thù ghét và khó lòng buông bỏ, tha thứ lỗi lầm cho người khác. Cuộc sống vì vậy mà u ám, lạnh lẽo, thể hiện ra ngoài một dáng điệu và hình tướng khiến người khác sợ hãi. Cho dù giỏi che dấu tới đâu thì “sát khí” vẫn có thể dễ dàng bị phát hiện hoặc cảm nhận nên rất khó tạo dựng được niềm an vui - tin tưởng cho người khác, bị mọi người xa lánh, không muốn giao lưu.
Người có lòng thù hận dung dưỡng trong nội tâm mình dã tâm hại người rất lớn, dễ dàng thù ghét và khó lòng buông bỏ, tha thứ lỗi lầm cho người khác. Cuộc sống vì vậy mà u ám, lạnh lẽo, thể hiện ra ngoài một dáng điệu và hình tướng khiến người khác sợ hãi. Cho dù giỏi che dấu tới đâu thì “sát khí” vẫn có thể dễ dàng bị phát hiện hoặc cảm nhận nên rất khó tạo dựng được niềm an vui - tin tưởng cho người khác, bị mọi người xa lánh, không muốn giao lưu.
Khi sự sân hận hiện ra dưới dạng
một cá tính mạnh bạo, luôn sẵn sàng áp đảo – đè bẹp tinh thần của người đối diện,
làm họ cảm thấy bất an, sợ hãi – Khi có ai “thách đố” là sẵn sàng làm tổn
thương đến người khác để chứng minh “uy lực” của bản thân – Thì gọi là “Hung dữ”. Người có nội tâm hung dữ thường
hay tạo tác những hành vi tàn nhẫn - thể hiện ra bên ngoài một hình tướng cộc cằn,
thô lỗ, khiến người khác e ngại, không muốn tới gần.
Cuối cùng là kiểu người “Giận hờn” – Nuôi trong tâm niềm sân hận
ở mức độ nhẹ nhưng kéo dài khi tình cảm không được như ý. Người giận hờn luôn sống
u uất, trầm cảm, buồn tủi, không hài lòng với cuộc sống và không đem lại được sự
nhẹ nhàng, thanh thản, dễ chịu cho người đối diện. Cuộc sống không có niềm an
vui nên cũng làm người khác ngại tới gần và kết thân lâu dài.
Chung quy lại, dù ở mức độ nhẹ
hay nặng, tất cả những biểu hiện có bản chất “sân hận” đều là điểm yếu của
chúng ta chứ không phải điểm mạnh. Khi sự sân hận sôi trào trong tâm mà không
kiểm soát được là chúng ta đã trở thành nô lệ cho cảm xúc, chịu sự sai xử của cảm
xúc và để lộ ra nhiều điểm yếu, sơ hở cho những người xấu có ác tâm hãm hại hay
muốn lợi dụng chúng ta nắm bắt.
(*)
Dưới góc nhìn Phật Pháp, cội gốc của tâm sân hận
không những là vì “bản ngã” của chúng ta bị động chạm, do tâm ta có sự kiêu mạn,
tự phụ quá lớn mà còn có thể do tật xấu hay thích chê bai, chỉ trích những người
nóng tính - Mình càng chê trách lỗi lầm nào bao nhiêu thì càng dễ phạm phải
chính lỗi lầm đó bấy nhiêu. Ngoài ra, khi ta quá nhiệt tình cống hiến cho những
điều tốt đẹp thì ta cũng rất dễ “nổi giận” với những người không có cùng chí hướng
với mình, thậm chí làm ngược lại những gì mình đang nỗ lực thực hiện. Và dù mục
đích tốt hay xấu, thiện hay ác thì tâm sân hận vẫn là một tâm thức xấu cần phải
điều chỉnh để tiến tới loại bỏ. Ghét
việc xấu nhưng phải thương người làm
việc xấu để giúp họ nhận thức ra điều hay lẽ phải mà thôi làm việc xấu mới là
thực hành đạo đức đúng đường Phật dạy.
Còn nếu ta vì ghét điều xấu mà ghét luôn cả người làm điều xấu thì tâm sân hận,
ác độc vẫn có đất để sinh sôi, nảy nở trong tâm hồn ta, làm đạo đức của ta
không thể toàn diện được.
Phật dạy chúng ta vốn là “Vô ngã” - Không có gì là “ta” nên chẳng
có gì đáng để vì cái “ta” không tồn tại thật sự này mà phải lao tâm tổn sức,
sân hận với đời, với người. Mỗi chúng ta chỉ có một cuộc đời, nhưng mỗi người
trong cõi đời này lại nhìn chúng ta dưới một góc độ khác nhau. Có người thương
thì có người ghét, có người tôn trọng thì có người khinh khi, v.v…do vậy mà cái
danh dự trong mắt người đời là thứ cần phải học cách chấp nhận – tùy thuận vui
vẻ chứ không cần nhọc tâm tìm cầu hay nắm giữ. Điều quan trọng là bản thân mình
phải giữ cho được tư cách đạo đức trong từng ý nghĩ và hành vi ứng xử để không
có gì phải hối tiếc, để có thể an tâm về mình. Chỉ khi nào mà cái “danh dự” ta nắm
giữ đang làm chỗ dựa cho người khác, đang đem lại lợi ích tu học cho người khác
thì ta mới cần phải giữ gìn, bảo vệ nó một cách đúng mức và phù hợp – Không được
tự ý coi thường, khinh rẻ.
(*)
“Một đốm lửa sân thiêu rụi cả rừng
công đức” – Một phút nóng giận có thể biến ta thành một tên tội phạm giết người,
một phút nóng giận có thể khiến ta hành xử thô bạo làm tan vỡ hạnh phúc gia
đình, một phút nóng giận có thể khiến ta mất đi uy tín, tiếng tăm tạo dựng suốt
một đời, v.v… Ôm ấp niềm sân hận trong lòng thì cuộc sống bất an. Xả bỏ, vung vãi cơn nóng giận không kiểm soát thì gây ra đủ thứ đổ vỡ, đau khổ - Dù biểu hiện ra bên ngoài hay giấu diếm kỹ bên trong thì sân hận, giận hờn luôn là điều không tốt.
Tai họa của sân hận là rất lớn nhưng phần lớn chúng ta đều không
có con đường để ứng phó thích hợp. Có chăng cũng chỉ là gắng sức đè nén bằng ý
chí để không bốc hỏa mà thôi. Nhưng ý chí luôn hữu hạn và tạo ra sự gồng cứng, mệt mỏi trong nội tâm. Vì
vậy, nếu từng ngày, từng giờ không có “phương pháp đúng” để rèn luyện khả năng làm
chủ cảm xúc – làm chủ từng ý niệm “sân hận” dù chỉ là rất nhỏ trong nội tâm
mình thì khi có ngoại cảnh tác động – khi nhân duyên đầy đủ làm bùng phát ngọn
lửa “sân hận” xuất hiện thì ta chỉ còn nước chịu chết mà thôi.
“Sân hận” hay “Nóng giận” là
trạng thái cuồng điên mê loạn do ý thức mất đi sự sáng suốt – Đạo Phật là con đường hướng tới sự “Tỉnh
thức” – “Tỉnh giác” (“Phật” hay “Buddha” – Có nghĩa tự là “Người tỉnh thức”) nên mỗi người con Phật
(Phật tử) không thể không nỗ lực từng
ngày để trừ bỏ những tâm niệm sân hận, nóng giận làm mờ mịt tâm trí của mình.
Chính
vì vậy mà kiểm soát, thanh lọc tâm ý là việc làm trong từng giây, từng phút của
những người con Phật (Phật Tử). Mỗi
khi có một gợn nhỏ sân hận, bực tức nổi lên trong lòng thì phải có phương án
thanh lọc ngay – Phải ngay lập tức quán xét về tác hại của sự nóng giận, quán
chiếu về tính “vô thường” của vạn pháp và sự vô nghĩa của “cái tôi” - Tư duy nhân
quả sâu xa để tự nhận trách nhiệm về mình mà cảm thông, thương yêu, tha thứ cho
người khác.
“Không làm những việc ác, chỉ làm những việc lành, thanh lọc tâm ý trong - Đó là lời Phật dạy”.
“Không làm những việc ác, chỉ làm những việc lành, thanh lọc tâm ý trong - Đó là lời Phật dạy”.
0 comments:
Post a Comment