Từ các loài thực vật hoang dại trong thiên nhiên, con người tuyển chọn ra một số loại cây có các sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình (ngũ cốc, trái cây, rau, xơ sợi,...) rồi "huấn luyện" các loại cây này theo hướng ngày càng phát triển về các bộ phận mà con người có nhu cầu sử dụng (dùng trái thì trái lớn hơn, ngọt hơn; dùng lá thì lá nhiều hơn, diện tích lớn hơn; dùng xơ sợi thì thân cây cao hơn, thẳng hơn, v.v....) và gọi chúng là các loại Cây trồng.

Dựa trên các đặc điểm về sinh lý của mỗi loại cây trồng (Sinh lý thực vật) - Tương quan với các nhu cầu sinh thái của chúng, cũng như nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ cây trồng của con người, đặc điểm canh tác đối với mỗi loại cây trồng mà ngành Nông học đưa ra nhiều cách phân loại Cây trồng khác nhau.
Có thể phân loại theo công dụng của từng loại cây trồng (Làm lương thực, Dược liệu, nguyên liệu cho các ngành Công nghiệp); Phân loại theo nhu cầu về Khí hậu của Cây trồng (Ôn đới, Nhiệt đới, Á Nhiệt đới), Chu kỳ sinh trưởng (Hằng niên, lưỡng niên, đa niên); Còn nếu phân loại theo Phương pháp Canh tác thì gồm có hai loại dưới đây
Các loại cây trồng đồng ruộng có yêu cầu về mức độ thâm canh (Đầu tư vật liệu và công chăm sóc) ít hơn rất nhiều so với các loại cây trồng nghề vườn - Nhưng yêu cầu về diện tích đất canh tác lại lớn hơn rất nhiều. Vậy cách phân loại này có rất nhiều đóng góp trong việc phân tích Kinh tế trong các Kế hoạch sản xuất Nông nghiệp.Ánh sáng (Bức xạ mặt trời) là nguồn năng lượng tạo ra mọi sự sống trên Trái đất. Tùy thuộc và khả năng thích ứng với Cường độ bức xạ mặt trời mà phân ra làm ba nhóm cây trồng Ưa bóng, Ưa sáng, Ưa sáng trung bình. Hay với độ dài ngày thì có các loại cây Dài ngày (Dâu tây, hoa cúc, xà lách), ngắn ngày (Cà tím, đu đủ) hay Trung gian (Cà chua, ớt);...
Giáng thủy là sự chuyển thể của nước (Hơi nước, mưa, sương, đá, tuyết). Ứng dụng to lớn nhất của Giáng thủy là Mưa - Biểu hiện qua Lượng mưa nhiều hay ít, đều đặn hay bất thường (Vũ lượng). Các yếu tố địa hình ảnh hưởng đến sự di chuyển của các khối không khí nên cũng qua đó cũng ảnh hưởng tới Lượng mưa ở từng vùng, từng thời điểm.
Gió không những ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn của cây trồng - Sự phát tán các yếu tố gây hại (hạt cỏ dại, bào tử nấm, côn trùng,...) mà còn ảnh hưởng tới quá trình bốc thoát hơi nước từ bề mặt lá (ảnh hưởng tới lượng hơi nước trong không khí => Ảnh hưởng tới lượng mưa) hay nếu gió quá mạnh thì có thể gây đổ gãy, hủy hoại hoặc làm giảm tuổi thọ của cây trồng.

Sự hiểu biết về đặc điểm Sinh lý và nhu cầu Sinh thái (Môi trường ngoại cảnh) của mỗi loại cây trồng, tùy thuộc vào mục đích và nguồn lực của người thực hành sản xuất Nông nghiệp mà có nhiều Hệ thống canh tác khác nhau để lựa chọn trong thực tế.
Độc canh là chuyên môn hóa trong việc khai thác giá trị kinh tế của duy nhất một loại cây trồng trên một đơn vị diện tích - Mô hình này trái với sự vận hành tự nhiên, phát sinh nhiều vấn đề về cả môi trường và năng suất kinh tế lâu dài của cây trồng.
Đa canh được xem là giải pháp thân thiện với môi trường và có hiệu quả kinh tế về lâu dài bền vững hơn. Có nhiều phương pháp đa canh khác nhau như đa canh liên tục - Trồng liên tiếp các loại cây trồng khác nhau; Tận dụng độ ẩm và sự che phủ (khống chế cỏ dại) của các cây trồng cuối vụ để gieo hạt cho vụ mới (Gối vụ); Trồng xen kẽ các loại cây trồng khác nhau (Xen canh); Trồng nhiều tầng để tận dụng cả các tầng không gian theo chiều cao, gia tăng hiệu suất sử dụng diện tích đất sản xuất - Đặc biệt đạt đỉnh cao ở mô hình Đa canh Lập thể, triệt để tận dụng các tầng không gian khác nhau thông qua sự kết nối trung gian của các loại cây dây leo.
Đa canh được xem là giải pháp thân thiện với môi trường và có hiệu quả kinh tế về lâu dài bền vững hơn. Có nhiều phương pháp đa canh khác nhau như đa canh liên tục - Trồng liên tiếp các loại cây trồng khác nhau; Tận dụng độ ẩm và sự che phủ (khống chế cỏ dại) của các cây trồng cuối vụ để gieo hạt cho vụ mới (Gối vụ); Trồng xen kẽ các loại cây trồng khác nhau (Xen canh); Trồng nhiều tầng để tận dụng cả các tầng không gian theo chiều cao, gia tăng hiệu suất sử dụng diện tích đất sản xuất - Đặc biệt đạt đỉnh cao ở mô hình Đa canh Lập thể, triệt để tận dụng các tầng không gian khác nhau thông qua sự kết nối trung gian của các loại cây dây leo.
Ngoài ra còn nhiều hình thức canh tác khác là: Luân canh (Trồng xen các cây họ đậu với các cây trồng chính để cải tạo đất), Canh tác theo băng (Ở vùng núi cao) hay Canh tác Tổng hợp (kết hợp giữa Trồng trọt với một hay nhiều hình thức sản xuất khác như Chăn nuôi, Thủy Sản, Lâm nghiệp).
Ở mỗi hệ thống canh tác, việc sử dụng và phối hợp các biện pháp kỹ thuật (Làm đất, Chọn gống, Quản lý nước - độ phì - cỏ dại - dịch bệnh, Chống xói mòn - Trồng cây chắn gió, Cắt tỉa tạo tán - Xử lý ra hoa) là khác nhau. Khi xem xét, so sánh và đánh giá các hệ thống canh tác, ở góc độ kinh tế, ta cần căn cứ vào sức sản xuất bền vững lâu dài của cây trồng - Điều này lại tương quan với tính bền vững của toàn bộ hệ thống ở góc độ môi trường. Với những hiểu biết lý thuyết và quan sát thực tế, chúng ta cần liên tục suy nghĩ để cải tiến các hệ thống canh tác ngày một hoàn thiện hơn - Hiệu suất cao hơn - Thân thiện với môi trường hơn.
(TG Fashion - tgfashion.vn - Hân hạnh tài trợ!)
0 comments:
Post a Comment